Tại sao tuổi thọ của các ngôi nhà ở Nhật lại ngắn ngủi?

Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật cho biết, tuổi đời trung bình của nhà bê tông là 37 năm và nhà gỗ là 27-30 năm. Tuổi thọ của các ngôi nhà ở Nhật chỉ bằng một nửa so với ở Mỹ (66,6 năm) và Anh (80,6 năm).

Ở Nhật, vẫn có những ngôi nhà có tuổi đời 40-50 năm nhưng chất lượng vẫn khá tốt. Nhiều ngôi nhà gỗ dù đã 60 năm tuổi nhưng vẫn có người ở. Một chung cư ở Tokyo được xây dựng từ năm 1929 đã tồn tại 82 năm trước khi bị phá dỡ để xây nơi ở mới hiện đại hơn.
nhà kiểu Nhật


>> Bộ Sưu Tập Thiết Kế Biệt Thự Đẳng Cấp Nhà Xinh 2017 <<





Những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1950-1970. Ảnh: JPC.

Nhà Nhật có thời gian tồn tại ngắn bởi:

- Nhà cũ không theo kịp sự thay đổi trong gu thẩm mỹ, cách sống của gia chủ: Nhiều khu nhà tập thể cũ có phòng nhỏ, trần thấp, nhiều hộ dùng nhà tắm chung, không có cầu thang máy. Ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, do đất trống còn ít nên khi muốn có nơi ở mới, nhiều gia chủ thường tìm hiểu các khu nhà cũ. Để xây những ngôi nhà đúng như mơ ước, họ đã phá bỏ công trình hiện hữu.

- Nhiều ngôi nhà được xây dựng nhanh nhưng không đảm bảo: Những ngôi nhà truyền thống của Nhật có tuổi thọ đến vài trăm năm nhưng nhiều công trình được xây trong giai đoạn 1950-1970 có chất lượng không tốt. Bởi đây là giai đoạn bùng nổ dân số nhu cầu nhà giá rẻ là rất lớn. Tiêu chuẩn của nhà khi đó chênh lệch so với hiện tại.
chung cư tại Nhật Bản.
 



Nhiều chung cư cũ ở Nhật không có cầu thang máy. Ảnh: Dome.

- Người dân có tâm lý thích nhà mới: đa phần người Nhật cho rằng, nhà mới an toàn và nên mua hơn những ngôi nhà đã xây nhiều năm. Dù nhiều căn nhà cũ vẫn có chất lượng tốt nhưng do có một số gia đình để nhà cửa xuống cấp nên nhiều người có quan niệm "nhà cũ là nhà không an toàn".

Khi có người chuyển vào sinh sống, giá trị ngôi nhà đã bị giảm khoảng 20% và sau 10 năm, sẽ giảm 50% giá trị. Và 20-25 năm sau, ngôi nhà có thể không còn giá trị nữa. Khi đó, người mua chỉ phải trả tiền cho khoảng đất.



Nhận xét